Giới trẻ – “bắt nhịp” với chuyển đổi số
Chuyển đổi số là làn sóng phát triển chung của thế giới và trong nước. Với vai trò là những người làm chủ công nghệ, giới trẻ luôn tiên phong trong việc học tập, rèn luyện, hưởng ứng và lan toả phong trào chuyển đổi số ra cộng đồng.
Giới trẻ dẫn đầu xu thế thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử có tên gọi khác là ví số, là một tài khoản online dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến hiện nay. Tài khoản của ví điện tử có thể lưu trữ tất cả thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí còn liên kết cả tài khoản ngân hàng để giao dịch. Mỗi người dùng sẽ được cấp một mã QR (viết tắt của Quick Response, tạm dịch mã phản hồi nhanh). Chỉ cần sở hữu điện thoại thông minh hay laptop, mạng wifi, chủ tài khoản có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng dù bất kỳ nơi nào.
Hiện nay, trên nền tảng hệ thống số, bên cạnh hình thức giao dịch chuyển khoản ngân hàng, các loại ví điện tử được các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm đầu tư và phát triển với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán tiện ích tất cả mọi người: Zalo Pay, Shopee Pay, Momo, ví điện tử của các doanh nghiệp…
Nhận thấy tính tiện lợi đó của ví điện tử, các bạn trẻ dần làm quen với các hình thức thanh toán trực tuyến và dẫn đầu xu thế sử dụng ví điện tử thanh toán, giao dịch, từ đó thay đổi thói quen thanh toán, sử dụng tiền mặt. Cụm từ “Quét mã QR thanh toán” đã trở nên quen thuộc đối với các bạn trẻ.
Anh Phạm Công Khánh- sinh năm 1997, ngụ phường IV, thành phố Tây Ninh cho biết, trong hơn 5 năm sử dụng ví điện tử, anh tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển để thực hiện các giao dịch chuyển – nhận tiền.
Ngoài ra, việc mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán hoá đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, mua vé xem phim… cũng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng trên ví điện tử. Đặc biệt, việc truy vấn về số dư tài khoản giúp anh kiểm soát sự biến động trong tài khoản của mình tốt hơn.
“Từ ngày sử dụng ví điện tử, tôi không còn đem theo nhiều tiền mặt bên mình. Khi cần thanh toán tôi chỉ cần kết nối Wifi hoặc 4G để giao dịch, quả thật rất tiện lợi. Tôi cũng không còn đứng đợi rút tiền ở trụ ATM nữa. Chỉ khi nào thực sự dùng tôi mới rút”.
Thấu hiểu được các lợi ích mà ví điện tử mang lại trong đời sống bận rộn hiện nay, bên cạnh hình thức thanh toán bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng, các cửa hàng, hàng quán trên địa bàn tỉnh sử dụng ví điện tử tạo sự tiện lợi khi giao dịch cho khách hàng.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1995), chủ tiệm trà Maison De Bông chia sẻ, từ khi chị đăng ký tài khoản ví điện tử cho tiệm, số lượng bạn trẻ sử dụng ngày càng tăng. Điều này giúp chị tối ưu quản lý tài chính và thanh toán hiệu quả. “Ví điện tử có thể nạp/rút tiền từ tài khoản một cách nhanh chóng và thuận tiện”- chị Huyền chia sẻ.
Anh Phạm Công Khánh- sinh năm 1997, ngụ phường IV, thành phố Tây Ninh cho biết, trong hơn 5 năm sử dụng ví điện tử, anh tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển để thực hiện các giao dịch chuyển – nhận tiền.
Ngoài ra, việc mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán hoá đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, mua vé xem phim… cũng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng trên ví điện tử. Đặc biệt, việc truy vấn về số dư tài khoản giúp anh kiểm soát sự biến động trong tài khoản của mình tốt hơn.
“Từ ngày sử dụng ví điện tử, tôi không còn đem theo nhiều tiền mặt bên mình. Khi cần thanh toán tôi chỉ cần kết nối Wifi hoặc 4G để giao dịch, quả thật rất tiện lợi. Tôi cũng không còn đứng đợi rút tiền ở trụ ATM nữa. Chỉ khi nào thực sự dùng tôi mới rút”.
Thấu hiểu được các lợi ích mà ví điện tử mang lại trong đời sống bận rộn hiện nay, bên cạnh hình thức thanh toán bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng, các cửa hàng, hàng quán trên địa bàn tỉnh sử dụng ví điện tử tạo sự tiện lợi khi giao dịch cho khách hàng.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1995), chủ tiệm trà Maison De Bông chia sẻ, từ khi chị đăng ký tài khoản ví điện tử cho tiệm, số lượng bạn trẻ sử dụng ngày càng tăng. Điều này giúp chị tối ưu quản lý tài chính và thanh toán hiệu quả. “Ví điện tử có thể nạp/rút tiền từ tài khoản một cách nhanh chóng và thuận tiện”- chị Huyền chia sẻ.
Đa dạng hoạt động thanh niên trên mạng
Trong bài phát biểu tại hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022 với chủ đề “Cơ chế chính sách dành cho thanh niên và nghĩa vụ của thanh niên”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh: “Mỗi đoàn viên, thanh niên cần phát huy tính xung kích, sáng tạo, tình nguyện của mình để trở thành một hạt nhân lan toả kỹ năng số đến tới từng gia đình, cộng đồng và xã hội.
Thanh niên phải là chủ lực trong việc tuyên truyền, triển khai các mô hình chuyển đổi số, trở thành một công dân số tiêu biểu với vai trò lan toả phong trào chuyển đổi số đến với người dân, tiến tới mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số”.
Tiếp thu ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, trong năm qua, tuổi trẻ Tây Ninh luôn nỗ lực, làm mới hoạt động tổ chức Đoàn, Hội… phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại công nghệ 4.0 – thời đại của chuyển đổi số.
Trong đó phải kể đến sự thành công trong các hội thi trực tuyến do Tỉnh đoàn tổ chức, phát động: Hội thi Tìm hiểu lịch sử Việt Nam và dấu ấn Đại hội Đoàn bằng hình thức tương tác trực tuyến; Cuộc thi sáng tác, tuyên truyền ca khúc cách mạng; Hội thi hùng biện tiếng Anh bằng hình thức trực tuyến; Hội thi trắc nghiệm tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Tây Ninh XIV… Các hội thi đã thực sự lan toả tinh thần chuyển đổi số đến đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh khi thu hút hàng ngàn lượt tham gia, theo dõi, tương tác và chia sẻ.
Có người nhận định, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, quy định không được tập trung đông người đã gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động Đoàn, Hội. Nhưng với tinh thần xung kích, sáng tạo, tuổi trẻ Tây Ninh cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, “biến nguy thành cơ”, biến việc hoạt động Đoàn bằng hình thức trực tuyến thành hình thức tuyên truyền xuyên suốt và tổ chức có hiệu quả các chương trình hội nghị, hội thi, sinh hoạt trực tuyến cho đến nay.
Chị Trịnh Thị Như Trang- Phó Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ, chuyển đổi số là xu hướng của toàn xã hội. Đoàn viên, thanh niên Tây Ninh cũng bắt nhịp với việc tham gia chuyển đổi số như sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến; khai thác ứng dụng mã QR để mã hoá tài liệu tuyên truyền, điểm danh hội nghị; ứng dụng chuyển đổi số trong khai thác các dịch vụ mua sắm, du lịch, kết nối bạn bè, dịch vụ công…
Đến thời điểm hiện tại, nhìn chung chuyển đổi số bước đầu đã có ảnh hưởng đến đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà trong công tác Đoàn, Hội lẫn trong sinh hoạt đời sống, đặc biệt giúp cho công tác Đoàn ngày càng sáng tạo, phong phú và thu hút hơn.
Theo chị Trang, chuyển đổi số vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội của thanh niên phát triển, làm việc, cống hiến, khẳng định mình, góp phần kiến thiết, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Hiểu vai trò và trách nhiệm của mình, Đoàn Thanh niên Tây Ninh tập trung đẩy mạnh ứng dụng số trong trao đổi thông tin quản lý, điều hành và tổ chức các phong trào, hoạt động Đoàn – Hội – Đội, từng bước chuyển sinh hoạt, hoạt động của Đoàn Thanh niên lên môi trường số.
Cụ thể, Tỉnh đoàn cho ra mắt các ứng dụng tham gia chuyển đổi số như sổ tay điện tử, ứng dụng giáo dục địa chỉ đỏ, ứng dụng điểm danh đại hội, thi trực tuyến, chi hỗ trợ bí thư chi đoàn ấp qua ví điện tử Viettel Pay, xây dựng tổ công nghệ số cộng đồng, tập huấn về ứng dụng chuyển đổi số.
Sưu tầm