GIỚI THIỆU

Giới thiệu tỉnh đoàn Phú Thọ

THÔNG TIN, GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐOÀN PHÚ THỌ

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được chia làm 4 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở.

  1. Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ:

Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ được quy định tại Hướng dẫn liên tịch số 63/GDLT ngày 10/8/2001 của Ban Tổ chức Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các địa phương, như sau:

1.1.Về chức năng: Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban thường vụ Tỉnh Đoàn về công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh.

1.2. Về nhiệm vụ:

– Nghiên cứu, tham mưu cho Ban chấp hành, ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế oạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh.

– Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đoàn, các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội từ tỉnh đến cơ sở.

– Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; chuẩn bị các báo cáo về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn.

– Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn để kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, tài chính, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thanh, thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi của tỉnh.

– Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn: quản lý tổ chức, biên chế, ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung của các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Trung ương Đoàn.

  1. Chức năng, nhiệm vụ của các ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Tỉnh đoàn

2.1- Ban Tổ chức – Kiểm tra (Thường trực Ủy ban Kiểm tra): Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về công tác tổ chức, công tác cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn; tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các cấp bộ Đoàn cấp dưới về công tác xây dựng Đoàn, công tác đoàn viên, công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng; tham mưu mảng công tác tổ chức của Cơ quan Tỉnh đoàn.

2.2- Ban Tuyên giáo: Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về chủ trương, phương hướng, nội dung, biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn đối với đoàn viên thanh niên; tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Đoàn. Nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong thanh niên. Tuyên truyền cho ĐVTN về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đoàn cấp trên và của Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn. Tích cực tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo triển khai công tác tư tưởng và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Đoàn phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng, tổ chức, duy trì hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên. Chịu trách nhiệm tuyên truyền các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội trong tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 2.3- Ban Thanh thiếu nhi Trường học (Thường trực Hội đồng đội, Hội Sinh viên tỉnh Phú Thọ): Nghiên cứu, tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo triển khai thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học; tham mưu triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác Hội sinh viên và phong trào sinh viên. Là thường trực Hội đồng Đội, Hội Sinh viên tỉnh Phú Thọ, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn về chủ trương, phương hướng, nội dung công tác Đội và phong trào thiếu nhi toàn tỉnh.

2.4- Ban Phong Trào: Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn những chủ trương, hình thức, biện pháp, mô hình công tác vận động tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn trong các đối tượng thanh niên công nhân, thanh niên đô thị, thanh niên nông thôn, thanh niên khối hành chính sự nghiệp, viên chức và thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng của Đoàn. Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc phát hiện, tạo dựng mô hình, tổng kết lý luận và thực tiễn về phong trào thanh niên và các mô hình hoạt động trong các đối tượng thanh niên. Theo dõi, quản lý các hoạt động   nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các dự án: Dự án Thủy sản, dự án Cầu nông thôn.

 Tham mưu, đề xuất cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh về công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, thu hút, quản lý, giáo dục các đối tượng thanh niên ngoài tổ chức Đoàn vào tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. Tập trung trong các đối tượng thanh niên đặc thù như: Thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tôn giáo, thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Là cơ quan Thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ, có nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên. Xây dựng phát triển tổ chức và hoạt động của Hội LHTN Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở; tham mưu chỉ đạo hoạt động của CLB Thầy thuốc trẻ, Hội Doanh nhân trẻ. Tham mưu giữ mối liên hệ công tác với các Hội, các tổ chức, các ngành. Triển khai tổ chức thực hiện công tác tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 2.6- Văn phòng: Tham mưu cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn tổ chức công tác thông tin trong hệ thống Đoàn thanh niên từ tỉnh đến cơ sở, phục vụ kịp thời, có hiệu quả công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Bảo đảm công tác thông tin hai chiều giữa Tỉnh Đoàn với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội trên địa bàn tỉnh và Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam. Chịu trách nhiệm tổng hợp đánh giá tình hình, kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi toàn tỉnh. Là Thường trực Hội đồng Thi đua- Khen thưởng. Quản lý, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và hoạt động của cơ quan Tỉnh Đoàn; giám sát việc chấp hành các quy định, quy chế, nội quy cơ quan của các ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc và cán bộ công chức cơ quan.

2.7. Trung tâm Thanh thiếu nhi Hùng Vương: Tham mưu, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; các Câu lạc bộ sở thích, lớp năng khiếu, hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích lành mạnh; tổ chức các hoạt động xã hội trong trường học và trên địa bàn dân cư cho thanh thiếu nhi. Liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu nhi trong tỉnh. Phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng để tổ chức và phục vụ các hoạt động du lịch, lễ hội trong và ngoài tỉnh, hướng dẫn tham quan các điểm du lịch mang ý nghĩa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân.

Tham mưu cho Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội đồng Đội trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp, nghiệp vụ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp, cán bộ Ban chỉ huy đội, phụ trách sao, phụ trách đội; tổ chức các điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội toàn tỉnh.

Cơ cấu tổ chức

DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ, BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN KHÓA XVI,

NHIỆM KỲ 2022 – 2027

Tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã bầu BCH nhiệm kỳ với 32 đồng chí, BTV Tỉnh gồm 09 đồng chí và bầu 01 đồng chí Bí thư, 01 Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ gồm 20 đầu mối cấp huyện, trong đó có 13 đơn vị huyện, thị, thành; 7 đơn vị trực thuộc (Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh, Đoàn khối DN tỉnh, Đoàn trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng Y – Dược Phú Thọ).

I. DANH SÁCH ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN:

  1. Đ/c Bùi Đức Giang – Ủy viên BCH Trung ương Đoàn – Bí thư Tỉnh đoàn.
  2. Đ/c Nguyễn Văn Kỳ – Phó bí thư Tỉnh đoàn.
  3. Đ/c Vũ Minh Hải – Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn.
  4. Đ/c Nguyễn Tùng Linh – Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh đoàn.
  5. Đ/c Nguyễn Thanh Huyền – Trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn.
  6. Đ/c Đoàn Thị Ngọc Mai – Trưởng Ban TNN Trường học Tỉnh đoàn.
  7. Đ/c Hoàng Tuấn Việt – Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh.
  8. Đ/c Trần Thành Vinh – Bí thư Đoàn trường Đại học Hùng Vương.
  9. Đ/c Đào Mạnh Hoàng – Phó Bí thư phụ trách Thành đoàn Việt Trì.

II. DANH SÁCH ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN:

  1. Đ/c Bùi Đức Giang – Ủy viên BCH Trung ương Đoàn – Bí thư Tỉnh đoàn.
  2. Đ/c Nguyễn Văn Kỳ – Phó bí thư Tỉnh đoàn.
  3. Đ/c Vũ Minh Hải – Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn.
  4. Đ/c Nguyễn Tùng Linh – Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh đoàn.
  5. Đ/c Nguyễn Thanh Huyền – Trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn.
  6. Đ/c Đoàn Thị Ngọc Mai – Trưởng Ban TNN Trường học Tỉnh đoàn.
  7. Đ/c Hoàng Tuấn Việt – Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh.
  8. Đ/c Trần Thành Vinh – Bí thư Đoàn trường Đại học Hùng Vương.
  9. Đ/c Đào Mạnh Hoàng – Phó Bí thư phụ trách Thành đoàn Việt Trì.
  10. Đ/c Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó ban phụ trách ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn.
  11. Đ/c Lâm Phương Thuận – Bí thư Huyện đoàn Đoan Hùng.
  12. Đ/c Vũ Đình Ngọc – Phó Bí thư Huyện đoàn Yên Lập.
  13. Đ/c Cao Xuân Huy – Bí thư Huyện đoàn Lâm Thao.
  14. Đ/c Nguyễn Anh Tú – Bí thư Huyện đoàn Thanh Thủy.
  15. Đ/c Đinh Manh Hùng – Bí thư Huyện đoàn Thanh Sơn.
  16. Đ/c Trương Nguyễn Quân – Bí thư Huyện đoàn Hạ Hòa.
  17. Đ/c Đinh Thị Tuyết Mai– Bí thư Huyện đoàn Tân Sơn.
  18. Đ/c Đỗ Thị Thu Hường – Bí thư Huyện đoàn Cẩm Khê.
  19. Đ/c Đỗ Trưởng Quân – Bí thư Thị đoàn Phú Thọ.
  20. Đ/c Đỗ Minh Tuân – Bí thư Huyện đoàn Thanh Ba.
  21. Đ/c Phạm Hoàng Tuấn – Bí thư Huyện đoàn Phù Ninh.
  22. Đ/c Trần Hoàng Hưng – Bí thư Huyện đoàn Tam Nông.
  23. Đ/c Nguyễn Thị Hồng Nhung – Bí thư Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh.
  24. Đ/c Cao Thị Phương Thúy – Bí thư Đoàn khối các Cơ quan tỉnh.
  25. Đ/c Hoàng Duy Công – Trợ lý thanh niên BCHQS tỉnh.
  26. Đ/c Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Y – Dược Phú Thọ.
  27. Đ/c Lê Xuân Đông – Bí thư Đoàn trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.
  28. Đ/c Lương Thị Thủy – Bí thư Đoàn xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng.
  29. Đ/c Bùi Thị Thanh Mai – Tổng phụ trách Đội, Trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Việt Trì.
  30. Đ/c Tạ Hồng Ngọc – Bí thư Đoàn cơ sở Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.
  31. Đ/c Đàm Phương Anh – Bí thư Đoàn Trường THPT Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa.
  32. Đ/c Bùi Hữu Thắng – Bí thư Đoàn Công ty CP Gạch men TASA.

 DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ THƯỜNG TRỰC, LÃNH ĐẠO CÁC BAN,

ĐƠN VỊ TỈNH ĐOÀN:

Cơ cấu tổ chức của Cơ quan thường trực Tỉnh đoàn Phú Thọ gồm: Thường trực Tỉnh đoàn; Văn phòng, 05 ban chuyên môn (Tổ chức – Kiểm tra; Đoàn kết tập hợp thanh niên; Tuyên giáo; Thanh thiếu nhi Trường học; Thanh niên nông thôn, công nhân và đô thị) và 01 đơn vị trực thuộc (Trung tâm Thanh Thiếu nhi Hùng Vương)

I. DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ THƯỜNG TRỰC TỈNH ĐOÀN:

  1. Đ/c Bùi Đức Giang – Ủy viên BCH Trung ương Đoàn – Bí thư Tỉnh đoàn
  2. Đ/c Nguyễn Văn Kỳ– Phó bí thư Tỉnh đoàn..

II. DANH SÁCH LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG, CÁC BAN CHUYÊN MÔN VÀ ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:

  1. Văn phòng Tỉnh đoàn (Điện thoại: 0916.534.607):

– Đ/c Vũ Minh Hải –  UVBTV – Chánh Văn phòng.

  1. Ban Tổ chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn (Điện thoại: 0975.397.123):

– Đ/c Nguyễn Thị Phương Thảo  – UVBCH – Phó Ban Phụ trách.

  1. Ban Phong trào (Điện thoại: 0972.719.646):

– Đ/c Nguyễn Thanh Huyền – UVBTV – Trưởng Ban.

– Đ/c Phan Thị Minh Huệ – Phó ban.

  1. Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn (Điện thoại: 0961.018.999):

– Đ/c Nguyễn Tùng Linh – UVBTV – Trưởng Ban.

– Đ/c Phan Thị Quyên – Phó Ban.

  1. Ban Thanh thiếu nhi Trường Học Tỉnh đoàn (Điện thoại: 0975.487.879):

– Đ/c Đoàn Thị Ngọc Mai – UVBTV – Trưởng Ban.

6. Trung tâm hoạt động TTN Hùng Vương:

– Đ/c Đặng Ngọc Thọ – Phó Giám đốc.

– Đ/c Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc

Lịch sử đoàn

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.

Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu – Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
•    Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
•    Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
•    Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
•    Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
•    Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
•    Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
•    Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

* LỊCH SỬ TÊN GỌI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có những hình thức đấu tranh và những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu khác nhau. Với mỗi giai đoạn, tên gọi của Đoàn đã được thay đổi.

1.Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước, tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới.

Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 – 1935).

Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc.

Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.

Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật.

2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương

Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.

Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành ĐVTN Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng.

Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng nhân dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.

Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

3. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”.

Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta…

Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc – Việt Nam – một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.

Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa – Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.

4 – Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

Tháng 7/1954, hòa bình đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trơng đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ và cánh tay của Đảng.

Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng và do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”.

Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư – ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam.
Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trờng học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là:

1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào chưa có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì chưa đổi.
2. Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của TN.
3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.

Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”.

5 – Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau.
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.

Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:
– Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh
– Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh
– Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
Tổ chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

6. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh.

Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.

Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.

Lịch sử hội SV

Từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, lớp trẻ học đường trong nước đã dấy lên phong trào “tìm đường hướng mới” bàn việc vận động thanh niên tranh đấu và tìm đọc những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Học sinh, sinh viên đi đầu trong các cuộc đấu tranh đòi hỏi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc ở Thượng Hải đưa về giam ở Cửa Lò (Hà Nội); xuống đường đưa tang cụ Phan Châu Trinh; đòi trả tự do cho trí thức trẻ yêu nước Nguyễn An Ninh… tinh thần đó đã cổ vũ cho các cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên học sinh trước cách mạng. Các thế hệ thanh niên Việt Nam tự hào về lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ sớm đi theo con đường của Nguyễn Ái Quốc, trực tiếp tham gia dựng Đảng, dựng Đoàn dưới ngọn cờ của Người.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam sau hơn 80 năm dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến đã trở thành người chủ thực sự của đất nước mình. Với khí thế ấy, học sinh, sinh viên nước ta vô cùng phấn khởi, tự hào về thắng lợi vĩ đại của dân tộc, đã nêu cao tinh thần yêu nước, vừa tích cực học tập, vừa tham gia bảo vệ, xây dựng chính quyền nhân dân non trẻ và anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu. Ngay sau ngày độc lập, đông đảo học sinh, sinh viên đã hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực tham gia phong trào “diệt giặc dốt” xóa nạn mù chữ cho đồng bào, trước hết là cho bộ phận không nhỏ trong thanh niên; hàng ngàn học sinh, sinh viên của các trường Thủ đô Hà Nội, thành phố Huế… hăng hái, tình nguyện ra các vùng ngoại vi của thành phố, về nông thôn cùng nông dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để “diệt giặc đói”; đặc biệt trong các đoàn quân “Nam tiến”, có trên 2 vạn học sinh, sinh viên các tỉnh Trung bộ, Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội đã tình nguyện lên đường chi viện cho các chiến trường phía Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của học sinh, sinh viên ngày một dâng cao, tiêu biểu cho tinh thần ấy là cuộc đấu tranh ngày 09/01/1950 của hơn 2000 học sinh, sinh viên Sài Gòn – Chợ Lớn đòi thả ngay những người bạn bị bắt và mở lại trường học. Trong cuộc đấu tranh ấy đã có sự hi sinh anh dũng của Trần Văn Ơn… sự hi sinh ấy đã dấy lên trong thanh niên và nhân dân cả nước lòng căm thù giặc và ý trí đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với tinh thần đó, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (tháng 2/1950) tại căn cứ Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hàng năm là ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam. Trong 63 năm qua, Hội Sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc trong mỗi bước trưởng thành của phong trào thanh niên Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, được công nhận là tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam.

Hiện nay, Hội Sinh viên Việt Nam có gần 1.100.000 nghìn hội viên đang sinh hoạt tại hơn 200 Hội Sinh viên trường, 21 Hội sinh viên tỉnh, thành phố, 50 Hội sinh viên cấp trường trực thuộc Trung ương và 05 Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài: Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Bỉ.

Tính đến nay, Hội Sinh viên Việt Nam đã trải qua 8 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi Đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển của sinh viên Việt Nam, của phong trào sinh viên và công tác Hội Sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 29 đến 31/07/1955. Tham dự Đại hội có 244 đại biểu chính thức và 255 đại biểu dự thính của các trường đại học,  đại biểu sinh viên miền Nam và đại biểu lưu học sinh ở nước ngoài. Đại hội lấy tên mới của tổ chức sinh viên là “Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam”. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ đoàn kết, thống nhất mọi lực lượng sinh viên trong Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, cùng với thanh niên và nhân dân cả nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc, đòi thực hiện tổng tuyển cử do hai miền Nam, Bắc theo đúng tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đại hội đã thông qua bản điều lệ, chương trình hoạt động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc, bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội do đồng chí Nguyễn Quang Toàn làm chủ tịch.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 05 đến ngày 07/05/1958. Tham dự Đại hội có 228 đại biểu chính thức (trong đó có 21 đại biểu sinh viên miền Nam, 22 đại biểu là nữ), 200 đại biểu dự thính; đoàn đại biểu tổ chức sinh viên quốc tế (UIE), đại biểu sinh viên Trung Quốc, Triều Tiên, Mông cổ… đã tham dự Đại hội. Đại hội đã vinh dự được Bác Hồ đến thăm và huấn thị. Bác dạy; “Lao động trí óc phải kết hợp với lao động chân tay. Học lao động phải có quyết tâm, muốn có quyết tâm thì phải có tinh thần, phải có sáu cái yêu:

– Yêu Tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

– Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng với nhân dân.

– Yêu xã hội chủ nghĩa: Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu xã hội chủ nghĩa, vì có tiến lên xã hội chủ nghĩa thì nhân dân mình mới ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

– Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu xã hội chủ nghĩa thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

– Yêu khoa học và yêu kỷ luật: Bởi vì tiến lên xã hội chủ nghĩa thì phải có khoa học và kỷ luật…

Cuối cùng, Bác kết luận: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang… Thời đại bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển rất mạnh, thời đại xã hội chủ nghĩa, thời đại anh hùng (không phải là anh hùng cá nhân). Vậy mong các cháu làm người anh hùng trong thời đại anh hùng”. Đại hội đã bầu anh Lê Hùng Lâm làm Tổng thư ký Trung ương Hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Hà Nội từ ngày 03 đến 05/03/1962. Tham dự Đại hội có 500 đại biểu thay mạt cho hai vạn sinh viên của 10 trường đại học, cao đẳng. Đại hội đề ra các nhiệm vụ: động viên sinh viên học tập, rèn luyện, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải thiện đời sống; đoàn kết lực lượng sinh viên, tích cực đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh thống nhất Tổ quốc; phát triển quan hệ hữu nghị với sinh viên và thanh niên các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ hòa bình; cải thiện tổ chức và hoạt động của Hội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Quang làm Chủ tịch Hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 06 đến ngày 07/01/1970. Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ nhiệm vụ của sinh viên các trường đại học, cao đẳng là: “Ra sức thi đua học tập tốt, xây dựng mục đích, động cơ, và thái độ học tập đúng, xây dựng nền nếp học tập và rèn luyện tốt… hăng hái tham gia lao động sản xuất, tăng cường đoàn kết với đồng bào miền Nam, kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”. Đại hội rất vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến dự và nói chuyện, Thủ tướng căn dặn sinh viên Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Bác Hồ đã dạy.Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Huê làm Chủ tịch Hội. Do tình hình và điều kiện cụ thể nên các trường đại học và các cấp tỉnh, thành chưa tổ chức Hội Sinh viên, Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam (từ năm 1970 lấy tên là Hội Liên hiệp Sinh viên Đại học) chủ yếu làm nhiệm vụ đối ngoại.

Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới, Hội nghị đại biểu Hội Sinh viên toàn quốc (7/1985) đã thông qua bản Điều lệ Hội trong điều kiện mới và quyết định đổi tên Hội Liên hiệp sinh viên Việt Namthành Hội Sinh viên Việt Nam với nhiệm vụ: tổ chức, đoàn kết, hướng dẫn và cổ vũ sinh viên Việt Nam thi đua học tập và rèn luyện; cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên; động viên sinh viên hăng hái tham gia hoạt động xã hội; tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với sinh viên các nước XHCN và phong trào sinh viên dân chủ trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hội nghị lần này đã hiệp thương thông qua danh sách Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 49 ủy viên do đồng chí Vũ Quốc Hùng, Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội, đồng chí Hồ Đức Việt làm Tổng thư ký; năm 1988, đồng chí Hồ Đức Việt giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Vũ Quốc Hùng nhận công tác mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội từ ngày 21 đến 23/11/1993. Tham dự Đại hội có 255 đại biểu chính thức là những sinh viên tiêu biểu của trên 100 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đại hội rất vinh dự được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự. Trong bài phát biểu, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh giá: “Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sinh viên và học sinh nước ta luôn luôn là lực lượng hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, cùng giai cấp công nhân, nông dân, giới trí thức và đồng bào cả nước đấu tranh quyết liệt, lâu dài, giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”. Đại hội đã thống nhất thông qua 5 chương trình hành động với các nội dung như: “Người sinh viên – nhà tri thức – chuyên gia tương lai”; hỗ trợ sinh viên học tập – nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; chăm lo đời sống, quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên; hoạt động văn hóa – thể thao và công tác xã hội; tiếp tục củng cố và phát triển Hội. Đại hội đã hiệp thương và cử ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa V gồm 49 ủy viên, đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được hiệp thương tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên việt Nam lần thứ 6 (mở rộng) khóa V, đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn được hiệp thương giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam thay đồng chí Hồ Đức Việt nhận công tác mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 22 đến 23/11/1998. Tham dự Đại hội có 400 đại biểu thay mặt cho hơn 80 vạn sinh viên cả nước. Đồng chí Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự Đại hội. Tại Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định: “Sinh viên là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thể hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức của đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân vô cùng tin cậy lớp sinh viên ngày nay là lực lượng kế tục và phát huy nguồn lực trí tuệ vô cùng quý giá của dân tộc ta”. Đại hội đã xác định được mục tiêu: Bồi dưỡng để hình thành lớp sinh viên mới vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có kiến thức vững vàng, phong phú, có khả năng tiếp cận trí tuệ thời đại, có hoài bão lớn, lối sống đẹp, yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; thông điệp của Đại hội là “Sinh viên Việt nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”. Đại hội đã hiệp thương và cử Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 63 đồng chí, đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn được hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 7 – khóa VI (tháng 04/2003) đã hiệp thương và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VI gồm 64 ủy viên, đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Sinh viên Việt Nam, Đại hội đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam trong thế kỷ XXI được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội từ ngày 29 đến 31 tháng 12 năm 2003. Tham dự Đại hội có 550 đại biểu tiêu biểu cho niềm tin, trí tuệ và hoài bão của hơn 1 triệu sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của Trung ương đã về dự Đại hội. tại Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của sinh viên Việt Nam “các thế hệ sinh viên chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao rất quý báu của xã hội ta. Các bạn là lực lượng sẽ có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi đầu chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học và công nghệ tiên tiến”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng yếu của công tác Hội và phong trào sinh viên trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước “…tổ chức Hội nhất là ở cơ sở phải được xây dựng mạnh, có đủ năng lực tập hợp sinh viên, làm người bạn gần gũi, đồng hành với sinh viên, vận động và hỗ trợ đắc lực cho sinh viên học tập, rèn luyện…”. Đại hội đã xác định mục tiêu “Tích cực bồi dưỡng góp phần hình thành thế hệ sinh viên mới thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức và lối sống lành mạnh; có sức khỏe tốt; tiếp cận và từng bước làm chủ khoa học công nghệ, có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu; xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội đã thống nhất phát động 2 phong trào hành động đó là: Phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt” và phong trào “Sinh viên tình nguyện”. Đại hội đã hiệp thương cử Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 78 đồng chí, đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt nam lần thứ 4 – Khóa VII (tháng 8/2005) đã hiệp thương và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII gồm 78 ủy viên, đồng chí Lâm Phương Thanh, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Bùi Đặng Dũng nhận nhiệm vụ mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Sinh viên Việt Nam, được tổ chức trọng thể tại Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2 năm 2009. Tham dự Đại hội có 647 đại biểu tiêu biểu cho niềm tin, trí tuệ và hoài bão của hơn 1,5 triệu sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; giáo dục đại học có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của Trung ương đã về dự Đại hội. Tại Đại hội, đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của sinh viên Việt Nam “là một lực lượng xã hội rất quan trọng, có vai trò và trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đồng chí Chủ tịch Quốc hội cũng đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng yếu của công tác Hội và phong trào sinh viên trong giai đoạn tiếp theo là “…Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đi sâu đi sát, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, lòng yêu nước, lý tưởng và  đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho hội viên, sinh viên, làm cho mọi sinh viên nhận thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như vai trò, vị trí của bản thân và của cả thế hệ sinh viên hiện nay trước tổ quốc, trước nhân dân. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, học để làm việc, làm người; đồng thời cổ vũ sinh viên ra sức rèn luyện đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh: sống đẹp, sống có ích, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng; giúp sinh viên quán triệt và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “ Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học, kỹ thuật …”. Đại hội đã xác định mục tiêu “Xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh, tập hợp, đoàn kết, giáo dục sinh viên giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, sống có văn hoá, lý tưởng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phối hợp với ngành giáo dục & đào tạo, các cấp, các ngành, các đoàn thể xây dựng lớp sinh viên có kiến thức chuyên môn, lịch sử, xã hội phong phú, có kỹ năng và lối sống đẹp, có hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật; tích cực chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của sinh viên; phát huy tiềm năng của sinh viên xung kích, tình nguyện xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chung sức cùng cộng đồng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đại hội đã thống nhất phát động 2 cuộc vận động, đó là: cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”và cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh”. Đại hội đã hiệp thương cử Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 89 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Sinh viên Việt Nam, diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 27 – 29/12/2013 với sự tham gia của 650 đại biểu. Tại Đại hội, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu  “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặt niềm tin vào lớp thanh niên sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam. Đồng thời cũng đòi hỏi, kỳ vọng, Hội làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đào tạo lớp lớp sinh viên trở thành những người công dân tốt, cán bộ giỏi của đất nước”.  Đại hội cũng đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX. Theo đó Ban chấp hành hội gồm 99 người; Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX với 15 người. Ngoài ra đại hội cũng bầu 31 người vào Ban Thư ký, năm người làm phó chủ tịch hội. Anh Lê Quốc Phong- Bí thư Trung ương Đoàn, Phó chủ tịch Hội SVVN khóa VIII được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội SVVN khóa IX.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Sinh viên Việt Nam diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 09-11/12/2018. Tại Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, đã hiệp thương bầu chức danh Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá X. Anh Bùi Quang Huy – Bí thư T.Ư Đoàn làm Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá X.  5 Phó chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá X gồm: Nguyễn Minh Triết – Trưởng Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn; Bùi Minh Tuấn – Phó Trưởng Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn; Chu Hồng Minh – Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội; Nguyễn Việt Quế Sơn – Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Duy Minh – Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng. Trước đó, sáng cùng ngày Đại hội tiến hành hiệp thương bầu Ban chấp hành T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa X gồm 98 đồng chí và hiệp thương bầu Ban Kiểm tra T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa X gồm 15 đồng chí. Đại hội quyết định tiếp tục triển khai phong trào Sinh viên 5 tốt trong nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Lịch sử hội LHTN

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, phấn đấu trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên.

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phải hình thành một mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh chuẩn bị hình thành mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên lấy tên là Đoàn thanh niên Việt Nam. Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn Thanh niên Việt Nam), sau đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam – một tổ chức rộng rãi của mọi thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Cuối năm 1946, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới.

Tháng 02/1950, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đại hội là sự thể hiện khối đoàn kết của toàn thể thanh niên Việt Nam trong mặt trận thanh niên vì mục tiêu kháng chiến thắng lợi. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam (đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau này là Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam).

Trong khí thế tiến công mạnh mẽ của tuổi trẻ miền Bắc đang ngày đêm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế văn hóa xã hội và tuổi trẻ miền Nam đấu tranh ngày càng quyết liệt với quân Mỹ – Diệm; từ ngày 08/10 đến ngày 15/10 năm 1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc triệu tập Đại hội tại Nhà hát lớn Hà Nội để thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam và lấy tên là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu đến dự. Huấn thị tại Đại hội, Bác căn dặn: “…Là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng nước nhà tốt đẹp – một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”. Đại hội đã hiệp thương chọn cử Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 52 thành viên do Bác sỹ – Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch. Đại hội xác định tinh thần cơ bản của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là: “Đoàn kết rộng rãi, lâu dài, dựa trên sự thật thà, thân ái giúp đỡ nhau, tôn trọng tính chất độc lập của các tổ chức và làm việc theo phương pháp dân chủ bàn bạc để cùng nhau thỏa thuận, thống nhất ý kiến và thực hiện”. Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh lời tuyên bố của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam hòa mình vào Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đồng thời khẳng định Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới.

Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Tiếp sau đó, Hội LHTN giải phóng miền Nam được thành lập bao gồm Hội Liên hiệp Sinh viên giải phóng, Hội Học sinh giải phóng và các tổ chức thanh niên yêu nước khác do nhà văn, nhà báo Trần Bạch Đằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm Chủ tịch Hội.

Tháng 12/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có hơn 400 đại biểu của các tổ chức và tầng lớp thanh niên. Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại diện Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới dự. Trong bài nói chuyện với Đại hội, Bác Hồ đã bày tỏ niềm tin yêu sâu sắc đối với thanh niên. Người nói: “Bác rất yêu quý thanh niên,

– Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai – tức là các cháu nhi đồng.

– Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc.

– Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần, thanh niên có; việc gì khó, thanh niên làm” .

Đại hội đã hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương Hội gồm 78 thành viên do Giáo sư Phạm Huy Thông – Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm Chủ tịch Hội. Đại hội đã phát động thanh niên tích cực tham gia thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và ra sức ủng hộ cho cuộc đấu tranh của đồng bào và thanh niên miền Nam.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, hơn một vạn tập thể thanh niên đã phấn đấu đạt nhiều thành tích to lớn trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất; 80 vạn đoàn viên, hội viên, thanh niên miền Bắc tự nguyện đăng ký phấn đấu theo tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai“; 15 vạn thanh niên tình nguyện gia nhập các Đội Thanh niên Xung phong chống Mỹ, cứu nước. Hơn 3 triệu lượt thanh niên đăng ký tham gia phong trào “Ba sẵn sàng” và hơn 2 triệu lượt thanh niên đăng ký tham gia phong trào “Năm xung phong” cùng hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên, hội viên tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang, nêu cao quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ “Các cháu là thế hệ anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, Bắc – Nam sum họp một nhà; thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 22 – Khóa III, tại thành phố Hồ Chí Minh, trong hai ngày 20 và 21/9/1976, đoàn đại biểu Hội LHTN Việt Nam và đoàn đại biểu Hội LHTN giải phóng miền Nam đã tổ chức Hội nghị thống nhất Mặt trận Thanh niên trong cả nước lấy tên chung là Hội LHTN Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị trọng đại trong phong trào thanh niên nước ta.

Hội nghị thông qua Điều lệ mới của Hội LHTN Việt Nam và hiệp thương chọn cử Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam gồm 96 thành viên do Giáo sư Lê Quang Vịnh làm Chủ tịch. Trong hai ngày tiếp theo 24 và 25/9/1976, Hội nghị toàn quốc của Hội LHTN Việt Nam tiếp tục họp tại thành phố Hồ Chí Minh thảo luận và đề ra nội dung công tác Hội trong thời kỳ mới. Đây là hình ảnh sinh động trong khối đại đoàn kết, tập hợp, thống nhất của thanh niên Việt Nam, là lực lượng hùng hậu của tuổi trẻ Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị đã biểu dương những chiến công của thế hệ trẻ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, Hội nghị đã dành thời gian thảo luận công tác củng cố tổ chức Hội LHTN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới.

Tháng 9/1988, Hội nghị Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam họp tại Hà Nội đã tiến hành kiện toàn Uỷ ban Trung ương Hội. Anh Hà Quang Dự, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá V được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội thay Giáo sư Lê Quang Vịnh nhận nhiệm vụ mới.

Ngày 08/12/1994, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ III chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội với 400 đại biểu tham dự. Đại hội đã thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Hội LHTN Việt Nam, hiệp thương chọn cử Uỷ ban Trung ương Hội gồm 110 thành viên, Đoàn Chủ tịch gồm 19 thành viên do anh Hồ Đức Việt, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội. Đại hội đã quyết định lấy ngày 15/10/1956 là ngày truyền thống hàng năm của Hội LHTN Việt Nam và quyết định các nhiệm vụ chủ yếu của Hội từ năm 1994 đến năm 1999 với 5 chương trình là: “Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh; “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá, thể dục thể thao; “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh”; “Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”và “Hợp tác hữu nghị với tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới”; 3 cuộc vận động là: “Tiết kiệm, tích luỹ”, “Chống mù chữ, chống thất học và “Hiến máu nhân đạo”.

Đến cuối năm 1996, đồng chí Hồ Đức Việt được Bộ Chính trị điều động nhận nhiệm vụ mới. Hội nghị Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam được tổ chức vào tháng 3 năm 1998, đã hiệp thương chọn cử chị Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, trong nhiệm kỳ 5 năm, các cấp bộ Hội đã huy động được số vốn hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ cho 700.000 hội viên, thanh niên tổ chức sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập phát triển kinh tế, xây dựng 3.500 câu lạc bộ khuyến nông, đảm nhận 93.500 công trình thanh niên trị giá 276 tỷ đồng thu hút gần 12 triệu lượt hội viên, thanh niên tham gia; phát động chiến dịch “Ánh sáng văn hoá hè”, phong trào thanh niên tình nguyện thu hút gần 80.000 hội viên, thanh niên tham gia, mở gần 35.000 lớp học xoá mù chữ cho 500.000 lượt người; công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội có nhiều bước phát triển tích cực.

Nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 1994 – 1999, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới; từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 01 năm 2000, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 599 đại biểu. Đại hội diễn ra vào thời điểm dân tộc ta cùng cả nhân loại bước vào thời khắc lịch sử chuyển giao giữa hai thế kỷ. Đại hội đã thông qua Điều lệ Hội sửa đổi và quyết định đề ra 5 cuộc vận động là: “Học tập, sáng tạo vượt bậc vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; “Giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu, nước mạnh”“Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; “Vì chủ quyền Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên” và “Xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc”.

Đại hội hiệp thương chọn cử chị Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa III giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa IV. Tại kỳ họp Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5 (khoá IV) ngày 15/2/2003, đã hiệp thương kiện toàn Uỷ ban Trung ương Hội khoá IV và hiệp thương chọn cử anh Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thay chị Trương Thị Mai nhận nhiệm vụ mới.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, nhiệm kỳ 2000 – 2005, kết quả công tác Hội và phong trào thanh niên Việt Nam có nhiều bước phát triển, 5 cuộc vận động của Hội đã góp phần không nhỏ vào sự tạo dựng, bồi đắp những phẩm chất, đức tính cho lớp thanh niên Việt Nam trưởng thành trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Gần 290.000 hội viên, thanh niên được nhận học bổng với số tiền trên 60 tỷ đồng; 361.000 hội viên, thanh niên hỗ trợ, giúp nhau lập nghiệp với số tiền lên tới 206 tỷ đồng; gần 500.000 hội viên, thanh niên được chuyển giao, tiếp nhận các kiến thức khoa học, kỹ thuật; chỉ tính riêng hơn 3.000 hội viên Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đạt doanh thu trên 5 tỷ USD/năm và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 600.000 lao động; 226.583 hội viên, thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo; gần 20 triệu lượt cán bộ, hội viên, thanh niên tham gia các chiến dịch thanh niên tình nguyện; đầu nhiệm kỳ chỉ có 2,5 triệu hội viên, thanh niên tham gia, đến hết năm 2004, tổng số hội viên, thanh niên trong cả nước đạt 5,6 triệu (vượt kế hoạch đề ra 600.000 hội viên, thanh niên)… Những thành tích trên đã góp phần không nhỏ vào thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời gian qua.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ ngày 25 đến ngày 27/02/2005, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ V đã diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 798 đại biểu. Đại hội diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kế hoạch 5 năm (2001 – 2005). Đồng chí Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Đại hội, đồng thời, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí đã trao tặng thanh niên Việt Nam và Hội LHTN Việt Nam bức trướng mang dòng chữ “Thanh niên Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, hăng hái tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đại hội đã tổng kết công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ IV và đề ra phương hướng công tác Hội nhiệm kỳ V, thông qua Điều lệ Hội sửa đổi, hiệp thương chọn cử Uỷ ban Trung ương Hội khoá V gồm 135 thành viên; anh Nông Quốc Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ V đã phát động thanh niên Việt Nam hưởng ứng và tham gia 5 cuộc vận động lớn trong nhiệm kỳ 2005 – 2010 là: “Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập”; “Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo; “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”; “Thanh niên vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc”  “Thanh niên sống đẹp.

Hội nghị Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5 – khóa V năm 2008 đã hiệp thương chọn cử anh Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thay anh Nông Quốc Tuấn nhận nhiệm vụ mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI, sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của thanh niên Việt Nam được tổ chức trong 2 ngày 26 và 27/4/2010 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 995 đại biểu đại diện cho khối đại đoàn kết các tầng lớp thanh niên của 54 dân tộc anh em. Tại Đại hội, đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định những đóng góp của tuổi trẻ Việt Nam vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm qua. Đồng thời, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí đã tặng thanh niên Việt Nam và Hội LHTN Việt Nam bức trướng mang dòng chữ: “Thanh niên Việt Nam xây hoài bão lớn, đoàn kết, sáng tạo, xung kích vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Với tinh thần “Thanh niên Việt Nam xây hoài bão lớn, chung sức trẻ vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh”, Đại hội đã phát động trong thanh niên cả nước 3 cuộc vận động: “Thanh niên sống đẹp – sống có ích”“Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”  “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”;  2 chương trình: “Khi Tổ quốc cần” và “Xây dựng, phát triển tổ chức Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên”.  Đại hội đã hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VI gồm 155 thành viên; anh Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa V được hiệp thương chọn cử giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 7, khóa VI, anh Phan Văn Mãi, Bí thư thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VI thay anh Nguyễn Phước Lộc được điều động, phân công nhận nhiệm vụ mới.

Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 10, khóa VI, anh Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VI thay anh Phan Văn Mãi được điều động, phân công nhận nhiệm vụ mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014 – 2019 là sự kiện lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết các tầng lớp thanh niên Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 12 năm 2014 tại Thủ đô Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Tham dự Đại hội có 800 đại biểu chính thức là những cán bộ Hội, hội viên xuất sắc và cá nhân tiêu biểu trong và ngoài nước, đại diện cho khối đại đoàn kết các tầng lớp thanh niên của 54 dân tộc Việt Nam. Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định những đóng góp của thanh niên Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với tinh thần “Trung thực, Trách nhiệm, Nghị lực, Cống hiến”, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010 – 2014; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2014 – 2019, xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vững mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên yêu nước, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VII gồm 157 ủy viên; anh Nguyễn Phi LongBí thư BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VI được hiệp thương chọn cử giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9, khóa VII, anh Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VII thay anh Nguyễn Phi Long được điều động, phân công nhận nhiệm vụ mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024 là ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 12 năm 2019 tại Thủ đô Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Tham dự Đại hội có tham dự của 996 đại biểu là những cán bộ, hội viên, thanh niên ưu tú đại diện cho hơn 9,9 triệu hội viên và trên 23 triệu thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước, đại diện cho khối đại đoàn kết các tầng lớp thanh niên của 54 dân tộc Việt Nam. Tại Đại hội, Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định những đóng góp của thanh niên Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với khẩu hiệu hành động Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014 – 2019; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2019 – 2024, xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vững mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên yêu nước, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VIII gồm 137 ủy viên; anh Nguyễn Anh Tuấn,Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được hiệp thương chọn cử giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, mỗi thanh niên Việt Nam có quyền tự hào: Trong mỗi chặng đường của lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã  hội chủ nghĩa. Nêu cao các truyền thống vẻ vang của Hội và các tầng lớp thanh niên Việt Nam, đó là:

1. Truyền thống yêu nước nồng nàn, một lòng trung thành với chế độ, với lý tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu; gắn bó, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tin tưởng và tự hào về tổ chức Hội, ra sức xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên và tạo nguồn lực bổ sung cho ĐoànTruyền thống quý báu đó đã tạo nên động lực vô cùng quý giá xuyên suốt các chặng đường lịch sử; thế hệ trẻ sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội, gắn bó giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, dịch họa “Thương người như thể thương thân”. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào thanh niên nước ta quyết không quản ngại khó khăn, gian khổ hi sinh, chiến đấu quên mình, sáng tạo trong lao động sản xuất, xung phong tình nguyện, đoàn kết thương yêu nhau vươn lên góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử giao phó, dám đi đến những nơi gian khổ nhất, khi Đảng và nhân dân kêu gọi, thanh niên luôn sẵn sàng với tinh thần tự giác cao. Các thế hệ đi trước đã tình nguyện “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”; “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”; “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” cho đến các thế hệ thanh niên ngày nay “Thanh niên lập nghiệp”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Thanh niên tình nguyện”, “Khi Tổ quốc cần – Thanh niên hành động”, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”… đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả quá trình lịch sử với truyền thống của đội quân xung phong tình nguyện bắt nguồn từ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, không cam chịu mất nước, làm nô lệ; không cam chịu đói nghèo lạc hậu. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

3. Truyền thống hiếu học, cần cù, say mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, có hoài bão lớn để vươn tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao. Say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, dù trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn vẫn quyết tâm học tập, rèn luyện, cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.

Với những cống hiến xuất sắc của các thế hệ cán bộ, hội viên và các tầng lớp thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1999 và Huân chương Hồ Chí Minh năm 2005 vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, vận động thanh niên tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Vừa qua T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố biểu trưng (logo) kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15.10.1956 – 15.10.2021).

Logo được thiết kế theo một trong những biểu tượng quan trọng của đất nước đó là quốc kỳ. Mang trong mình năng lượng của tuổi trẻ, thế hệ thanh niên Việt Nam luôn tự hào là lá cờ tiên phong trong mọi hoạt động, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách, bởi thanh niên luôn mang trong mình sự đổi mới, sáng tạo và không ngừng học hỏi.

Lá cờ Tổ quốc là lời nhắc nhở cho đích đến của những người thanh niên về trách nhiệm của bản thân với đất nước, với trọng trách, vai trò là người kế thừa, phát huy truyền thống quý báu của cha ông trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp và văn minh.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, thanh niên luôn là người đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo lý tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Phát huy những giá trị truyền thống vẻ vang của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, các thế hệ hội viên, thanh niên Việt Nam nguyện một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; cống hiến tất cả tài năng, sức lực và trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội./.

Giới thiệu tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến từ khi Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Nằm ở trung tâm của nền văn minh Sông Hồng, Phú Thọ là đất cội nguồn, đất của thế dựng nước và giữ nước, đất của di tích lịch sử, đất của các danh thắng, của các sản vật thiên nhiên độc đáo. 

Từ thời Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã trải qua nhiều thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Ngày 8/9/1891, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã thành lập đơn vị hành chính tỉnh Hưng Hóa (tiền thân của tỉnh Phú Thọ) gồm 5 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh.

Ngày 5/5/1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ năm 1903 có 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan và hai châu là Thanh Sơn và Yên Lập.

Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số phủ huyện và thêm một số làng xã mới.

Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Đợt liên xã đầu tiên, thực hiện năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Nhưng vì xã mới quá lớn nên giữa năm 1947 lại điều chỉnh từ 106 lên 150 xã.

Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sáp nhập vào khu 14, không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2/1948, khu 14 hợp nhất với khu X thành Liên khu X, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ.

Thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai (1955-1957), các xã lại có sự điều chỉnh, chia tách, từ 150 xã lên 271 xã. Từ năm 1957 trở đi, đơn vị xã cơ bản ổn định đến ngày nay, chỉ có thay đổi tên gọi một số xã vào cuối năm 1964.

Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập 3 thị trấn là thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn. Ngày 4/6/1962, Hội dồng Chính phủ ra Quyết định số 65 thành lập thành phố Việt Trì.

Ngày 21/6/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504 về việc hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú và quyết định thành phố Việt Trì là tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178 “Về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh Vĩnh Phú”. Ở địa bàn Phú Thọ, chỉ có huyện Thanh Sơn là giữ nguyên, còn các huyện khác đều hợp nhất: Tam Nông hợp nhất với Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh bao gồm 34 xã; Lâm Thao hợp nhất với Phù Ninh thành huyện Phong Châu gồm 34 xã; Cẩm Khê, Yên Lập và 10 xã hữu ngạn sông Thao của Hạ Hòa hợp nhất thành huyện Sông Thao gồm 58 xã; Thanh Ba, Đoan Hùng và các xã còn lại của Hạ Hòa cùng với 7 xã của Phù Ninh, hợp nhất thành huyện Sông Lô gồm 82 xã. Việc hợp nhất huyện này quá rộng gây ra nhiều khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, không sát đối với cơ sở, nên chỉ hai năm sau, ngày 22 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Quyết định số 377 “Về việc sửa đổi một số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú”. Theo quyết định, Sông Thao tách thành Sông Thao và Yên Lập; Sông Lô chia thành Thanh Hòa và Đoan Hùng.

Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn Phong Châu thuộc huyện Phong Châu. Tháng 10 năm 1995, 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa tái lập; một tháng sau (11/1995), Chính phủ ra nghị định thành lập thị trấn Thanh Ba là huyện lỵ của huyện Thanh Ba và thị trấn Đoan Hùng của huyện Đoan Hùng.

Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Phú Thọ được tái lập từ ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc hợp nhất Phú Thọ với Vĩnh Phúc cũng như việc tái lập tỉnh cũ là do yêu cầu khách quan của lịch sử và chủ trương chung của Đảng và Chính phủ trong phạm vi toàn quốc.

Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống.

Sau khi tái lập, ngày 28/5/1997, Chính phủ ra Nghị định số 55 về việc thành lập 6 thị trấn: Thị trấn Yên Lập (Yên Lập); thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa); thị trấn Hưng Hóa (Tam Thanh); thị trấn Lâm Thao và Phú Hộ (Phong Châu); thị trấn Thanh Sơn (Thanh Sơn).

Tiếp đến ngày 24/7/1999, Chính phủ ra Nghị định số 59 chia tách hai huyện của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh để tái lập lại các huyện cũ là Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và Thanh Thủy.

Ngày 9/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn.

Tỉnh Phú Phọ hiện nay có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, dân số hơn 1,4 triệu người. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị với 225 xã, phường, thị trấn.

Sau 20 năm tái lập tỉnh và tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, vượt khó với quyết tâm cao để thực hiện hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra và tiếp tục giành được thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Giai đoạn 2010 – 2015, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 5,87%; trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 40.400 tỉ đồng, tăng 84%, đứng đầu trong các tỉnh vùng Tây Bắc; GRDP bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng (năm 2016). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo. Đến hết năm 2016, có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 39 xã đạt và 52 xã cơ bản đạt chuẩn; diện mạo nông thôn khởi sắc.

Đặc biệt, Phú Thọ đã thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch. Giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã huy động tổng số vốn trên 69 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm để đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km đường, hoàn thành 7 cầu lớn. Hạ tầng đô thị, khu cụm công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư, tạo diện mạo mới, góp phần đưa thành phố Việt Trì sớm trở thành đô thị loại I… Công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng, tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân vùng Tây Bắc là 73%). Kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%; quy mô đào tạo tăng 35,5% so nhiệm kỳ trước. Hoạt động du lịch có bước phát triển khá, kết cấu hạ tầng du lịch được tăng cường đầu tư. Tổng nguồn vốn huy động phát triển du lịch tăng 3,5 lần; lượng khách đến tham quan, du lịch và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hàng năm đạt 6 – 7 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng 17,9%/năm.

Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hóa phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, góp phần khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và tạo sự lan tỏa của không gian văn hóa vùng đất Tổ. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (theo tiêu chí mới còn dưới 10%), đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát triển, quy mô trường lớp ngày càng mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên. Phú Thọ là tỉnh thứ 6 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 1992; đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002; tỉnh thứ 17 đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS vào năm 2003 và là một trong 6 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành trước 3 năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin không ngừng phát triển thực sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng, phát triển có chiều sâu. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được xây dựng, củng cố vững mạnh. Tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cách tiếp cận giải quyết vấn đề của cấp ủy, chính quyền các cấp có sự đổi mới mạnh mẽ; tác phong, lề lối làm việc của đảng viên, cán bộ có chuyển biến tích cực.

Nằm ở trung tâm của nền văn minh Sông Hồng, Phú Thọ là đất cội nguồn, đất của thế dựng nước và giữ nước, đất của các di tích lịch sử; đất của các danh thắng, của các sản vật thiên nhiên độc đáo. Hơn một thế kỷ qua, đặc biệt từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ luôn nêu cao tỉnh thần đoàn kết, kiên cường anh dũng chống giặc ngoại xâm góp phần bảo vệ và đồng tâm, nhất trí thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Liên hệ

TRANG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐOÀN PHÚ THỌ

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh đoàn Phú Thọ
  • Số giấy phép: 16/GP-TTĐT cấp ngày 04/11/2014 của Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Phú Thọ.
  • Chịu trách nhiệm: Bùi Đức Giang – Ủy viên BCH Trung ương Đoàn – Bí thư Tỉnh đoàn.
  • Mọi chi tiết xin liên hệ Cơ quan tỉnh Đoàn Phú Thọ qua Số điện thoại: 0210.3846537.
  • Địa chỉ: Đường Mai An Tiêm – Phường Tân Dân – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ.